Bài học đúc kết sau những câu chuyện khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

Trong những năm gần đây, câu chuyện khởi nghiệp không còn xa lạ với các bạn trẻ. Đối với các vị doanh nhân có nền tảng, sử dụng nguồn vốn có sẵn để phát triển kinh doanh thì không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, những câu chuyện khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng lại nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Việc gây dựng một chỗ đứng trên thương trường từ đôi bàn tay trắng thật sự rất khó, hãy cùng tìm hiểu xem, những vị doanh nhân sau đây dựa vào yếu tố gì để thành công? Bài học rút ra từ người đi trước là gì nhé?

1.Những câu chuyện khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng tiêu biểu trong và ngoài nước

1.1.Phạm Nhật Vượng

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng là một trong những vị tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách do một tạp chí uy tín ở nước ngoài bình chọn. Được biết, trong năm 2013, ông lọt vào top 10 tỷ phú xuất sắc nhất thế giới.

Sinh ra ở mảnh đất Hà Tĩnh khô cằn, nhưng lớn lên ở Hà Nội. Người đàn ông sinh năm 1968 bắt đầu sự nghiệp của mình nhờ bước đệm đầu tiên là đỗ vào trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, sau đó ông may mắn dành được suất học bổng sang Nga du học.
Từ đây, Phạm Nhật Vượng bắt đầu khởi nghiệp bằng con đường kinh doanh mì ăn liền- món thực phẩm hữu ích trong thời kỳ khủng hoảng tại Liên Xô. 

Phạm Nhật Vượng được vinh danh là người sáng lập và phát triển thị trường thức ăn nhanh tại thủ đô Ukraine.Từ đó, tập đoàn Technocom do Phạm Nhật Vượng thành lập ngày một phát triển và mở rộng quy mô.

Tính đến thời điểm hiện tại, tập đoàn Vingroup có số vốn lưu động lên đến 4,980 tỷ đồng và số cổ phiếu đạt 21,774 tỷ đồng. Trở thành một trong những tập đoàn có sức ảnh hưởng rất lớn, góp phần tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.

1.2.Kevin Plank

CEO Kevin Plank

Kevin Plank là một trong những CEO nổi tiếng, giúp thương hiệu thời trang thể thao Under Armor vực dậy sau thời kỳ khủng hoảng. Người đàn ông này đã dành hết số tiền tiết kiệm của mình, cộng với việc vay tín dụng để chi trả các khoản nợ của công ty, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời ông.

Sau đó không lâu, anh đã nhận được đơn hàng đầu tiên là 17.000 đô la cho trường Đại Học Georgia Tech. Trên nền tảng đó, công ty anh tiếp tục có những đơn hàng khác, nhanh chóng dành được chỗ đứng cho mình trên thị trường.

Chỉ sau vài năm đảm nhiệm vị trí CEO, Kevin Plank đã tạo nên một thương hiệu, có doanh thu lên đến hàng triệu đô la, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.

1.3.Jan Koum

CEO Jan Koum

Jan Koum được biết đến là người sáng lập ra WhatsApp, sinh ra và lớn lên ở miền đất Ukraine với lối sống lạc hậu. Sinh ra trong khó nghèo, nhưng Koum này đã vượt qua khó khăn, theo đuổi đam mê của mình để phát triển bản thân. Năm 199, anh may mắn được Yahoo thuê làm kỹ sư cơ sở hạ tầng cho công ty.

Sau 10 năm cống hiến trong ngành công nghiệp, anh đã nhận ra tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp ứng dụng vào năm 2009 và bắt đầu sáng lập ra  WhatsApp Inc.

Năm 2014, WhatsApp trở nên vô cùng phổ biến và được nhiều người sử dụng. Sau đó, Facebook đã bỏ ra số tiền lớn lên đến 19 tỷ đồng để mua lại ứng dụng này.

2.Bài học rút ra qua những câu chuyện khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

Nỗ lực ắt sẽ thành công

2.1.”Nợ nần” có thể là nguồn động lực để thành công

Các món nợ không phải đều là nỗi sợ hãi, đặc biệt đối với những người “nợ” để kinh doanh, có một kế hoạch rõ ràng. Hầu hết tất cả mọi người, đều có động lực làm việc hơn sau khi có một khoản nợ. “Nợ” không hề đáng sợ, nếu như bạn có kế hoạch để trả lại nợ, nó có thể là giá trị cho sự thành công sau này của bạn.

2.2.Tập trung vào bản thân

Trước khi muốn làm bất kỳ điều gì, bạn cần tập trung vào bản thân bằng cách nâng cao nhận thức, cải thiện các kỹ năng mềm và kinh nghiệm để giúp ích cho sau này. Nếu bạn không chịu cải tiến, học hỏi không ngừng thì không thể xây dựng một doanh nghiệp, chứ đừng nói đến việc duy trì cũng như phát triển doanh nghiệp đó lớn mạnh.

2.3.Đừng bỏ cuộc trước khó khăn

Một khi bạn đã vào cuộc chơi, thì không nên lùi bước trước khó khăn, thử thách. Không có một công việc nào hoàn toàn suôn sẻ, nhưng chỉ cần bạn không lùi bước, thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua.

Không phải ai sinh ra đã có năng khiếu trong vấn đề kinh doanh. Những kiến thức đó cần được trải nghiệm và học hỏi dần dần. Muốn thành công, bắt buộc bạn phải học hỏi không ngừng, rèn luyện tính kiên trì và các kỹ năng của bản thân.

Bạn có thể không có xuất phát điểm tốt, nhưng chỉ cần chăm chỉ, nỗ lực hết mình và chấp nhận rủi ro thì chắc chắn sẽ thành công như mong đợi.

Trên đây là những câu chuyện khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng hy vọng giúp bạn lấy cảm hứng để theo đuổi giấc mơ của bản thân. 

Xem thêm bài viết: Bật mí bí mật: ngành quản trị kinh doanh nên học trường nào


TÌM HIỂU MỞ CỬA HÀNG BÁN LẺ TUPPERWARE, CƠ HỘI KINH DOANH SAU DỊCH COVID

 

TOP CÁC KHOÁ HỌC HAY VỀ KINH DOANH TẠI UNICA.VN, HỮU ÍCH CHO KINH DOANH KHỞI NGHIỆP

 

 

 


Tin tức liên quan

Ngành kinh doanh quốc tế học trường nào HOT nhất hiện nay?
Ngành kinh doanh quốc tế học trường nào HOT nhất hiện nay?

534 Lượt xem

Ngành kinh doanh quốc tế học trường nào không chỉ là sự quan tâm của các em học sinh, sinh viên trước các kỳ thi tuyển sinh mà còn của đông đảo quý phụ huynh.
Bí quyết kinh doanh nhỏ đem lại thành công lớn dành cho bạn
Bí quyết kinh doanh nhỏ đem lại thành công lớn dành cho bạn

429 Lượt xem

Bạn đã từng nghe qua về những câu chuyện như kiếm được tiền tỷ nhờ bán trà đá vỉa hè hay bán bún đậu cũng kiếm được vài triệu tiền lãi mỗi ngày hay chưa? Hình thức kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ có thực sự đơn giản như bạn nghĩ? Bài viết sau sẽ chia sẽ chia sẻ đến bạn đọc bí quyết kinh doanh nhỏđem lại thành công lớn.  
Những lưu ý với chủ doanh nghiệp khi kinh doanh sau dịch Covid
Những lưu ý với chủ doanh nghiệp khi kinh doanh sau dịch Covid

511 Lượt xem

Trong vòng 2 năm vừa qua, dịch bệnh Covid 19 đã cướp đi sinh mạng của không biết bao nhiêu người và ảnh hưởng tiêu cực nhiều mặt của cuộc sống. Doanh nghiệp chính là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Vậy để kinh doanh sau dịch Covid chủ doanh nghiệp cần chú ý những gì?  

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng