Hợp tác nhượng quyền thương hiệu: Lợi hay hại?

Mở cửa hàng nhượng quyền có thể là một cách ít rủi ro hơn để bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ, nhưng hợp tác nhượng quyền thương hiệu không hẳn phù hợp với tất cả mọi người. Các bên nhượng quyền phải tuân theo các quy tắc của công ty và các điều khoản trong thỏa thuận cấp phép, vì vậy nếu bạn thích độc lập, tự do và linh hoạt, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn hợp tác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu qua các thông tin tham khảo sau.

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Hợp tác nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh mà chủ sở hữu doanh nghiệp (bên nhượng quyền) cho phép bên thứ ba (bên nhận nhượng quyền) điều hành doanh nghiệp và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ sử dụng tên thương hiệu của doanh nghiệp; đồng thời trả một khoản phí, gọi là phí nhượng quyền. Phí nhượng quyền thương hiệu này sẽ ở dạng thanh toán trả trước hoặc thanh toán liên tục dựa trên lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.

2. Lợi ích từ kinh doanh nhượng quyền

Kế hoạch kinh doanh được lập sẵn

Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh nhưng lại quá ngao ngán với quá trình lập kế hoạch, chọn mặt hàng để bán, trang trí cửa hàng và tất cả các chi tiết nhỏ nhặt, lặt vặt khác liên quan đến việc xây dựng một cửa hàng độc lập, thì việc mua nhượng quyền có thể là một lựa chọn tốt cho bạn. Trở thành một cửa hàng nhận quyền mang lại rất nhiều thuận lợi cho cơ sở kinh doanh nhỏ của bạn mà không gặp nhiều vấn đề vướng mắc khi khởi nghiệp.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Đảm bảo tài chính dễ dàng hơn

Một số doanh nghiệp cho phép hợp tác nhượng quyền có bộ phận hỗ trợ tài chính riêng, nghĩa là họ cung cấp các khoản vay cho những người muốn nhận thương hiệu và mở một cửa hàng nhượng quyền. Ở thời điểm hiện tại, việc hỗ trợ tài chính từ công ty nhượng quyền thương hiệu nội bộ có thể không phải lúc nào cũng đưa ra mức lãi suất thấp nhất cho bên nhận quyền. Tuy nhiên, so với các thủ tục vay vốn kinh doanh từ các ngân hàng để xây cơ sở kinh doanh, thì việc đăng ký nhượng quyền thương hiệu từ một công ty uy tín có vẻ đơn giản hơn nhiều.

Nhiều công ty cung cấp thương hiệu nhượng quyền hỗ trợ tài chính cho các đối tác

Ít rủi ro hơn so với xây dựng doanh nghiệp độc lập

Nếu bạn mua nhượng quyền, bạn đã biết rằng sản phẩm đó thành công. Nó có sự công nhận thương hiệu, vì đơn giản là bạn và nhiều bạn bè xung quanh bạn đều biết đến thương hiệu này. Nếu cơ sở nhượng quyền của bạn được đặt ở một vị trí tốt và thương hiệu tiếp tục thu hút nhiều khách hàng lân cận, không chỉ doanh thu mà tiềm năng phát triển của cơ sở của bạn cũng sẽ khá vững chắc. Nếu bạn muốn trở thành một chủ doanh nghiệp nhỏ nhưng bạn không muốn mạo hiểm nhiều thời gian và vốn đầu tư vào một dự án không đảm bảo được rủi ro, bạn cân nhắc ý định mua một thương hiệu nhượng quyền cho bước khởi nghiệp của bản thân.

Vị trí cơ sở thuận lợi có thể giúp cửa hàng nhượng quyền của bạn thành công

3. Bất lợi có thể gặp phải trong mô hình nhượng quyền thương hiệu

Kém linh hoạt

Khi bạn đồng ý hợp tác nhượng quyền thương hiệu, bạn phải tuân thủ các quy tắc của bên nhượng quyền và tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận cấp phép của bạn. Bạn không thể can thiệp hay thay đổi nhiều thứ theo ý muốn cá nhân của mình chẳng hạn như sản phẩm kinh doanh, cách bày trí cửa hàng hay đồng phục của nhân viên. Với mô hình nhượng quyền thương hiệu, khả năng sáng tạo và đổi mới của bạn có vẻ sẽ không được áp dụng nhiều.

Phí nhượng quyền không cố định

Các nhà nhượng quyền không đơn giản chỉ là cho phép bạn sử dụng logo và tên tuổi của công ty họ mà hoạt động. Khi bắt đầu hợp tác nhượng quyền, bạn phải trích một phần lợi nhuận hàng tháng cho nhà cung cấp thương hiệu nhượng quyền, phần còn lại mới có thể ở yên trong túi của bạn. Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận và quy định nhượng quyền giữa bạn và chủ thương hiệu, các khoản phí có thể sẽ dao động theo tình hình kinh doanh và lợi nhuận của cơ sở. Do đó, chi phí nhượng quyền là điều bạn cần quan tâm hàng đầu khi có ý định thực hiện hợp tác nhượng quyền.

Cần nắm rõ các thỏa thuận khi ký kết nhượng quyền thương hiệu

Khó kiểm soát “số phận” doanh nghiệp

Bên nhượng quyền được hưởng lợi từ sự công nhận thương hiệu của công ty mà họ mua nhượng quyền thương hiệu, nhưng họ cũng dễ bị tổn thương nếu công chúng quay lưng lại với thương hiệu đó. Các vụ bê bối của công ty nhượng quyền luôn là mối đe dọa lớn đến các chi nhánh nhượng quyền và đặc biệt là những bên nhận quyền thương hiệu.

Hình thức hợp tác nhượng quyền là một ý tưởng hay đối với nhiều đối tượng, nhưng không phải ai cũng có thể phát triển theo mô hình này. Vì vậy, trước khi bắt đầu thỏa thuận hợp tác, bạn cần tìm hiểu rõ các ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu, đồng thời, nắm rõ các thông tin về công ty đối tác. Các dịch vụ pháp lý và tham khảo ý kiến luật sư có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn khi bắt đầu khởi nghiệp với hình thức này. 

Xem ngay bài viết: Đọc ngay cách tuyển cộng tác viên bán hàng trong 5 bước


TÌM HIỂU MỞ CỬA HÀNG BÁN LẺ TUPPERWARE, CƠ HỘI KINH DOANH SAU DỊCH COVID

 

TOP CÁC KHOÁ HỌC HAY VỀ KINH DOANH TẠI UNICA.VN, HỮU ÍCH CHO KINH DOANH KHỞI NGHIỆP

 

 

 


Tin tức liên quan

Top những mặt hàng phát triển mạnh kinh doanh sau dịch
Top những mặt hàng phát triển mạnh kinh doanh sau dịch

514 Lượt xem

Kinh doanh sau dịch với mặt hàng nào để phát triển mạnh là nỗi trăn trở của nhiều người. Đừng lo lắng, chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp.
3 ý tưởng kinh doanh giải đáp cho câu hỏi Mặt bằng gần chợ kinh doanh gì?
3 ý tưởng kinh doanh giải đáp cho câu hỏi "Mặt bằng gần chợ kinh doanh gì?"

931 Lượt xem

Khi sở hữu mặt bằng ở gần chợ thì bạn đang có lợi thế rất lớn để kinh doanh buôn bán. Nếu đang ở gần chợ và đang cảm thấy đắn đo không biết mặt bằng gần chợ kinh doanh gì sẽ mang đến lợi nhuận tốt nhất thì hãy tham khảo bài viết này để xem có những ý tưởng nào trước khi đưa ra sự lựa chọn nhé!
Học cách kinh doanh online hiệu quả theo các bước đơn giản
Học cách kinh doanh online hiệu quả theo các bước đơn giản

629 Lượt xem

Đọc ngay nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ cách kinh doanh online hiệu quả. Bài viết sẽ hỗ trợ bạn với 6 bước đơn giản dễ thành công nhất  

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng