10 Bước tiến hành kinh doanh bán lẻ
Bài viết về kinh doanh bán lẻ dành cho bạn với 10 bước kinh doanh được nhiều người áp dụng và thành công. Đọc và áp dụng ngay nhé !
Trong nhiều loại hình kinh doanh hiện nay, hình thức kinh doanh bán lẻ được nhiều người quan tâm. Nhiều bạn trẻ khi khởi nghiệp cũng lựa chọn hình thức này để bắt đầu, và đây được xem là loại hình kinh doanh khá đơn giản và dễ thành công. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về kinh doanh bán lẻ và các bước cần nắm khi tiến hành kinh doanh dưới hình thức này.
Kinh doanh bán lẻ là gì?
Các doanh nghiệp bán lẻ thường cung cấp các mặt hàng cho khách hàng để phục vụ mục đích tiêu dùng, sử dụng hoặc giải trí. Các mặt hàng kinh doanh bán lẻ thường thấy như quần áo, các mặt hàng gia dụng, tạp hóa, đồ trang trí, mỹ phẩm… Các chủ doanh nghiệp có thể bán hàng của họ trực tiếp tại cửa hàng, hoặc kinh doanh online qua các trang mạng xã hội hay ngay trên chính trang web của cửa hàng.
Có nhiều mặt hàng có thể áp dụng trong kinh doanh bán lẻ
Các bước cần nắm vững
1. Lập kế hoạch kinh doanh
Một trong những điều đầu tiên bất cứ ai đang bắt đầu khởi nghiệp đều phải thực hiện chính là lập kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch này sẽ bao gồm các chi tiết về việc kinh doanh bán lẻ của bạn, bao gồm mặt hàng, đối tượng khách hàng, tổ chức doanh nghiệp, kế hoạch vận hành, vấn đề tài chính và một số nội dung quan trọng khác. Một kế hoạch kinh doanh phù hợp và cập nhật kịp xu thế sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mới của bạn phát triển nhanh chóng.
Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
2. Lựa chọn hình thức doanh nghiệp
Khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ, bạn sẽ phải chọn một cấu trúc pháp lý, hình thức kinh doanh phù hợp cho cơ sở bán lẻ của mình. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có nhiều loại hình phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa hoặc các công ty khởi nghiệp, với nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi.
3. Đặt tên cho doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp của bạn phải hấp dẫn, dễ nói và lặp lại, độc đáo và truyền đạt ý nghĩa. Bằng cách này, bạn biết rằng nó sẽ gây được ấn tượng với khách hàng của bạn và được nhớ đến lâu hơn.
4. Chọn vị trí cho cơ sở và kho hàng
Vị trí của cửa hàng và kho hàng của bạn đóng vai trò khá quan trọng. Một mặt bằng kinh doanh thuận tiện và nổi bật sẽ giúp cửa hàng của bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, việc bày trí trong cửa hàng và sắp xếp kho hàng cũng ảnh hưởng rất lớn. Nếu mặt hàng bán lẻ của bạn không quá cồng kềnh và chiếm nhiều diện tích, thì kho hàng và cửa hàng của bạn nên được đặt gần nhau, giúp hạn chế tình trạng hết hàng.
Cần chọn vị trí thuận lợi cho cửa hàng và kho hàng
5. Đăng ký kinh doanh
Sau khi hoàn tất các việc chọn tên và tìm được cơ sở hợp thuận tiện cho cửa hàng, việc tiếp theo bạn cần làm chính là đăng ký kinh doanh để hợp pháp hóa doanh nghiệp của mình. Khi đăng ký kinh doanh bán lẻ, bạn sẽ được yêu cầu liệt kê loại hình kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh của mình, cùng với mức vốn cho cơ sở. Các thủ tục đăng ký bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng hoặc được hướng dẫn cụ thể tại các cơ quan chính quyền.
6. Hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến kinh doanh bán lẻ
Để có thể kinh doanh hiệu quả và không gặp rắc rối về các vấn đề pháp lý, với vai trò là chủ doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ các quy định của pháp luật để vận hành các hoạt động của doanh nghiệp. Bạn nên có hiểu biết chung về các quy định thuế, việc làm và lao động. Đồng thời, những quy định về bản quyền, quảng cáo, môi trường cũng không kém phần quan trọng đối với cơ sở kinh doanh bán lẻ của bạn.
7. Lập chính sách và quy định doanh nghiệp
Việc tạo ra các chính sách và quy định của cửa hàng cho khách hàng và nhân viên của bạn là rất quan trọng nếu bạn muốn duy trì trật tự và văn hóa trong doanh nghiệp của mình. Đối với khách hàng thì các chính sách có thể liên quan đến việc đổi trả hàng, thời gian mở cửa hay là có cho phép vật nuôi vào cửa hàng hay không. Các quy định như trang phục và giờ giấc làm việc đối với nhân viên cũng cần được xác định rõ ràng và chi tiết.
8. Phát triển kế hoạch chăm sóc khách hàng
Bằng các phương pháp quảng bá, marketing, bạn có thể thu hút được nhiều khách hàng đến với cơ sở của mình. Tuy nhiên, để việc kinh doanh bán lẻ của bạn ngày càng phát triển, bạn cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng chu đáo, để họ tiếp tục ủng hộ cơ sở của bạn lâu dài, đồng thời giúp thương hiệu của bạn được quảng bá rộng rãi qua hình thức truyền miệng.
Chiến lược chăm sóc khách hàng giúp phát triển kinh doanh
9. Tuyển dụng nhân sự
Một số bạn sẽ nghĩ rằng vì đây là công việc kinh doanh bán lẻ nên bạn có thể tự vận hành hoặc cần một vài người giúp đỡ thôi. Thế nhưng khi bước vào hoạt động, bạn sẽ cần một lượng nhân viên đáng kể. Vì vậy, hãy lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự, và đừng quên xác định những yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm hay tính cách của nhân viên.
Tuyển dụng nhân sự cho cửa hàng bán lẻ
10. Khai trương doanh nghiệp
Sau khi bạn đã chuẩn bị tất cả mọi thứ và sẵn sàng cho việc kinh doanh bán lẻ của mình, thì bắt đầu ngày khai trương doanh nghiệp của chính mình thôi nào. Đây là ngày đánh dấu sự mở đầu sự nghiệp kinh doanh của bạn, đồng thời quảng bá thương hiệu của mình đến mọi người. Các chương trình ưu đãi vào dịp khai trương cũng góp phần thu hút nhiều khách hàng đến với cửa hàng của bạn.
Trên đây là 10 bước cơ bản để bạn bắt đầu con đường kinh doanh bán lẻ. Có vẻ khá phức tạp nhưng khi tiến hành sẽ đơn giản hơn rất nhiều, quan trọng là bạn có sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu của mình. Hãy bắt tay vào thực hiện và sớm hiện thực hóa ước mơ của mình.
Xem thêm bài viết: Một vài chương trình khởi nghiệp từ nông nghiệp
TÌM HIỂU MỞ CỬA HÀNG BÁN LẺ TUPPERWARE, CƠ HỘI KINH DOANH SAU DỊCH COVID
TOP CÁC KHOÁ HỌC HAY VỀ KINH DOANH TẠI UNICA.VN, HỮU ÍCH CHO KINH DOANH KHỞI NGHIỆP
Xem thêm