Kinh nghiệm kinh doanh, yếu tố để thành công?

Sáng nay, trong một câu chuyện gẫu với một người bạn, cũng là một đồng nghiệp lâu năm của tôi, khi tôi còn làm việc tại một công ty nước ngoài. Trong câu chuyện, tình cờ hai anh em bàn luận nhau về một chủ đề khá thú vị, kinh nghiệm kinh doanh là điều quan trọng để bắt đầu kinh doanh thuận lợi và thành công, có phải như vậy không?

 

Theo người bạn của tôi, nếu chưa từng có kinh nghiệm trong kinh doanh thì lời khuyên là đừng bao giờ kinh doanh. Theo anh ấy, nếu bạn như vậy, khả năng thất bại của bạn rất cao, mất tiền của, thậm chí là mất cả tinh thần.

 

Theo quan điểm của tôi, điều này chỉ đúng một phần nào. Tạm không bàn về kinh nghiệm kinh doanh. Tôi muốn mở rộng khái niệm kinh nghiệm ở đây. Câu hỏi tôi muốn đặt ra là có ai trong đời, trước khi biết chạy xe máy, lái ô tô, hay sinh con và nuôi con mà trước đó mình có kinh nghiệm không? Tôi dám chắn chắc 100% là không ai có kinh nghiệm trong lần đầu tiên mình trải qua những việc này, và còn rất nhiều việc nữa.

 

Nhưng tại sao mọi người chúng ta đều có thể vượt qua những việc chưa hề có kinh nghiệm này. Khi học chạy xe máy, thường thì ba, mẹ, anh, chị sẽ tập cho mình, trước khi lái ô tô mình cũng phải đi học lái xe đúng không ạ? Hay khi sinh em bé, nuôi trẻ, thông thường cha mẹ sẽ nhờ sự hỗ trợ của ông bà, tham gia các lớp học nuôi con, chăm sóc trẻ, tham khảo kiến thức của bác sĩ,…

 

Trở lại với câu chuyện kinh nghiệm kinh doanh, theo tôi thì cũng vậy. Nếu chúng ta đã có kinh nghiệm rồi, bắt đầu một công việc kinh doanh, đúng là có rất nhiều lợi thế. Nhưng nếu chưa có kinh nghiệm kinh doanh thì tại sao chúng ta không học hỏi, học về tư duy kinh doanh, học về mô hình kinh doanh, …

 

Theo những gì mà chúng tôi trải nghiệm khi bắt đầu chập chững kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh chưa hẳn là điểm lợi thế. Bởi vì đã là kinh nghiệm thì đó là việc của quá khứ, chưa hẳn áp dụng quá khứ vào hiện tại hay tương lại thì sẽ phù hợp. Chưa kể, nếu như đã có kinh nghiệm kinh doanh thất bại thì đó còn là tâm lý tiêu cực cho bạn để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh mới.

 

Theo chúng tôi, để có thể giảm thiểu những rủi ro khi bắt đầu kinh doanh, những yếu tố sau đây sẽ giúp chúng ta thành công hơn

 

Trang bị tư duy phù hợp với người kinh doanh

 

Tìm đâu, học đâu để có tư duy kinh doanh phù hợp. Đây là một vấn đề rất thú vị. Nếu chúng ta cho rằng việc kinh doanh là một nghệ thuật thì đúng là khó tìm ra tư duy để học. Song, theo chúng tôi, kinh doanh là một khoa học, và đã là khoa học thì chúng ta có thể học và áp dụng.

 

Chúng ta có thể tham gia các khoá học kinh doanh.

 

Các khoá học kinh doanh thì khá lý thuyết. Song, nếu chúng ta biết cách chọn lọc người thầy của mình thì sẽ nhận được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh bổ ích cũng như kiến thức thực tế. Và người chúng ta nên học hỏi chính là những người đã có kinh nghiệm kinh doanh thực tế từ ít nhất 3 năm trở lên trong lĩnh vực mà mình quan tâm.

 

Chúng ta có thể tham khảo sách của những người thành công và nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh mà họ đã trải qua và đạt được những thành tích đáng nể.

 

Trong trường hợp này, chúng ta phải kiên nhẫn và siêng năng tìm đọc càng nhiều sách càng tốt, vì những người thành đạt và đã viết sách thì họ đã và đang làm được những điều rất to lớn và chúng ta đọc thì thường chẳng thấy điểm nào có thể áp dụng phù hợp với công việc kinh doanh và vốn liếng của mình cả. Bởi vì sự chênh lệch về quy mô kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh và vốn kinh doanh giữa họ và mình quá lớn.

 

Tuy nhiên, nếu chúng ta đọc kỹ, suy nghĩ về những việc họ đã làm được và học theo tư duy của họ, chúng ta sẽ tìm ra hướng mà chúng ta có thể áp dụng vào công việc kinh doanh nhỏ bé của mình.

 

Chúng ta có thể hùn hạp với bạn bè, đối tác, những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mà họ đã có kinh nghiệm kinh doanh.

 

Tuy nhiên, hướng này sẽ có những rủi ro nhất định. Thường thì sự hợp tác sẽ thành công khi các bên là những mảnh ghép cần nhau. Bạn có vốn thiếu kinh nghiệm và đối tác của bạn có kinh nghiệm thiếu vốn, câu chuyện hợp tác sẽ có hậu. Nhưng nếu bạn vừa thiếu vốn vừa thiếu kinh nghiệm thì khi hợp tác, nên tự hỏi tại sao có sự hợp tác?

 

Sự hợp tác cũng thường không bền vững khi công việc kinh doanh phát triển quá tốt, liên quan đến quyền lực, quyền lợi hay ngược lại công việc kinh doanh có những bất lợi, thì sự hợp tác sẽ tan rã rất nhanh chóng và công việc của bạn cũng dẫn đến đổ vỡ.

 

Sự hợp tác sẽ thành công và bền vững khi có những nguyên tắc chung về trách nhiệm và quyền lợi và tất cả đối tác phải tuân thủ, kỷ luật, tự giác với những thoả thuận.

 

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể có ngay những kinh nghiệm kinh doanh quý báu qua mô hình kinh doanh uỷ quyền, kinh doanh nhượng quyền.

 

Bạn là người phát triển kênh bán hàng, tìm kiếm khách hàng mới, tìm kiếm đối tác, chăm sóc khách hàng. Trong khi đó, bên thương hiệu sẽ hỗ trợ bạn về vấn đề hàng hoá, kho vận, thương hiệu, bảo hành, …

 

Thật ra đây cũng là cách kinh doanh theo hướng hợp tác, và đây là hướng hợp tác trong môi trường kinh doanh hiện tại và rất hiệu quả. Đặc biệt là những người muốn kinh doanh nhỏ như chúng ta nhưng chưa có kinh nghiệm kinh doanh.

 

Luôn học hỏi và trau dồi kiến thức kinh doanh

 

Thông thường chúng ta hay nhìn ngó đối thủ của mình và cạnh tranh với họ. Họ làm việc này và mình cũng triển khai việc tương tự, họ giảm giá chúng ta cũng giảm giá,… Hướng này không sai nhưng chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống kinh doanh và khi chúng ta tập trung quá nhiều, sẽ tạo ra vòng lẩn quẩn.

 

Theo kinh nghiệm kinh doanh của chúng ta thì chúng tôi luôn tìm hiểu những công cụ kinh doanh mới, những kiến thức kinh doanh mà đã được áp dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Sau đó, nghiên cứu chi tiết, phân tích và thử xem mình có thể áp dụng vào công việc kinh doanh của mình hay không? Và đây cũng là kinh nghiệm kinh doanh, nhưng là kinh nghiệm của một ngành nghề khác, tìm cách áp dụng, sáng tạo và công việc kinh doanh của mình và chắc chắn sẽ tạo ra sự đột phá.

 

Song, cho dù bất kỳ kiến thức kinh doanh hay kinh nghiệm kinh doanh nào trước khi thử nghiệm và áp dụng chúng ta nên chú ý đến 2 điểm

 

  • Nên áp dụng thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp và hiệu quả. Nếu mang đến kết quả tốt đẹp, hãy nhân rộng, như vậy sẽ giảm rủi ro về chi phí, lẫn thời gian
  • Bất kỳ việc gì thì công việc kinh doanh đều đi đến kết quả bán hàng và có lãi, và đây chính là cách đánh giá quan trọng nhất

Theo sát công việc của mình hằng ngày và phải tỉnh táo để có những nhận định và quyết định sáng suốt

 

Có nhiều trường hợp, áp dụng cùng cách thức vào điểm kinh doanh này thì thành công, nhưng ở nơi khác cùng ngành nghề, cùng thương hiệu lại không thành công?

 

Bạn biết rằng, công việc kinh doanh, nhất là kinh doanh bán lẻ, chúng ta phục vụ con người. Mỗi người mua hàng mỗi khác, cùng một người mua hàng ở thời điểm khác nhau, họ mỗi khác. Vì vậy, để có thành công với chi phí thấp, chúng ta phải là những người quan sát thật chi tiết công việc kinh doanh của mình về khách hàng, nhân viên, quy trình để có nhận định đúng, và đưa ra những quyết định để phục vụ khách hàng tốt nhất trong khả năng của mình.

 

Luôn sẵn sàng cho mọi rủi ro có thể xảy ra, và ước lượng được tổn thất nếu thất bại

 

Bất cứ việc gì trong cuộc sống, nếu chúng ta sẵn sàng cho rủi ro, và ước lượng được tổn thất, khi có thất bại chúng ta sẽ đón nhận một cách tích cực.

 

Giả sử chúng ta so sánh giữa 2 công việc, đi làm thuê và tự kinh doanh, bên nào rủi ro hơn.

Cả hai đều có rủi ro. Đi làm thuê, chắc chắn rủi ro nhìn thấy sẽ thấp hơn vì chúng ta không cần phải đầu tư tiền của, chỉ đầu tư thời gian và làm công ty này không ổn, sẽ chuyển qua công ty khác. Nhưng rủi ro mà ít ai nhìn thấy là rủi ro tài chính khi chúng ta lớn tuổi. Càng lớn tuổi thì khả năng được thuê càng thấp và nhỡ chúng ta mất việc tầm 50 đến 60 tuổi thì chúng ta rất khó tìm được công việc ưng ý.

 

Kinh doanh thì chúng ta thấy ngay rủi ro mất tiền của nếu làm sai. Nhưng nếu chúng ta thành công thì những thành quả làm được là của chính mình. Và nếu một ngày nào đó, nhỡ chúng ta phá sản, thì với những gì mình có thể làm được trước đó là những tài sản vô giá để làm bất cứ công việc khác mà mình muốn.

 

Vậy thì, khi chúng ta kinh doanh, ngoài những mong đợi, những bức tranh thành công mà chúng ta dựng lên trong các bản kế hoạch, chúng ta cũng nên tính đến những bức tranh thất bại và xem là chúng ta có chịu đựng được nếu có xảy ra. Nếu mình cảm thấy thoải mái với những dự tính này, thì không có lý do gì cản trở bạn vượt qua những thử thách trong công việc kinh doanh, dù bạn có kinh nghiệm kinh doanh hay hoàn toàn không.

 

Dám thử nghiệm cái mới và chấp nhận cái sai để phát triển

 

Trong kinh doanh, nếu chúng ta cứ lặp lại và không có những sáng tạo, khả năng cao là đối thủ sẽ dìm chết bạn, hoặc khách hàng cũng sẽ chán bạn.

 

Cái mới có thể là sản phẩm dịch vụ mới, bao bì, hình thức mới. Cách phục vụ mới, quy trình chăm sóc khách hàng mới. Vô vàn cái mới để bạn thử nghiệm.

 

Để thử nghiệm cái mới và áp dụng rộng rãi, những việc bạn làm phải đánh giá được. Còn không thì chỉ là sự hên xui.

 

Bên cạnh đó, nếu chúng ta sai và thừa nhận việc sai, cũng là cách để bắt đầu tư duy thử nghiệm cái mới.

 

Chắt lọc những kinh nghiệm của mình (nếu có) và tham khảo kinh nghiệm thành công và thất bại của người khác

 

Nếu bạn đã có kinh nghiệm kinh doanh, tin chắc rằng mình sẽ có sự tự tin hơn rất nhiều người khác. Tuy nhiên, không phải kinh nghiệm nào cũng có thể áp dụng được cho công việc hiện tại, vì kinh nghiệm là chuyện đã xảy ra.

 

Ngoài ra, chúng ta cũng nên quan sát kinh nghiệm thất bại của người khác để tránh vết xe đổ. Quan sát kinh nghiệm cuộc sống cũng là cách để ta phục vụ khách hàng tốt hơn. Theo nhiều nghiên cứu thì người mua hàng đa phần quyết định bằng cảm xúc, ít khi bằng lý trí.


Nếu chúng ta là người có nhiều kinh nghiệm sống, chúng ta sẽ mang đến cho khách hàng nhiều giải pháp, giải quyết những vấn đề và nhu cầu của họ, thì khách hàng sẽ không tiếc khi trả tiền cho những sản phẩm và dịch vụ chúng ta đang cung cấp.


TÌM HIỂU MỞ CỬA HÀNG BÁN LẺ TUPPERWARE, CƠ HỘI KINH DOANH SAU DỊCH COVID

 

TOP CÁC KHOÁ HỌC HAY VỀ KINH DOANH TẠI UNICA.VN, HỮU ÍCH CHO KINH DOANH KHỞI NGHIỆP

 

 

 


Tin tức liên quan

5 chiến lược giúp doanh nghiệp nhỏ của bạn sống sót sau suy thoái kinh tế
5 chiến lược giúp doanh nghiệp nhỏ của bạn sống sót sau suy thoái kinh tế

128 Lượt xem

Một số doanh nghiệp nhỏ cho rằng một cuộc suy thoái đang đến, trong khi những người khác nhận định rằng suy thoái đã xảy ra rồi. Suy thoái kinh tế là một từ đáng sợ đối với mọi doanh nghiệp, nhưng nó đặc biệt đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp nhỏ, khi nhóm doanh nghiệp này không có đủ khả năng tài chính như các công ty lớn.
Top 4 mô hình buôn bán với số vốn nhỏ giúp bạn khởi nghiệp thành công
Top 4 mô hình buôn bán với số vốn nhỏ giúp bạn khởi nghiệp thành công

947 Lượt xem

Chúng tôi tin rằng, bất kỳ ai trong chúng ta đều mơ ước mở một mô hình kinh doanh gì đó cho bản thân. Bạn đang muốn khởi nghiệp trong khi số vốn không nhiều? Bạn băn khoăn không biết nên kinh doanh gì với số vốn nhỏ mình có? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp giúp bạn 4 mô hình kinh doanh mà theo chúng tôi là những mô hình buôn bán với số vốn nhỏ, lời cao. Mời các bạn theo dõi bài viết để tham khảo, lựa chọn cho mình phương thức kinh doanh phù hợp nhé.
Ai là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp của bạn?
Ai là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp của bạn?

1055 Lượt xem

Là người khởi nghiệp kinh doanh, hay doanh nghiệp hoạt động ổn định, bạn là giám đốc điều hành, chủ tịch hay chủ doanh nghiệp, có bao giờ đặt câu hỏi, ai người quan trọng nhất trong công ty của bạn?  

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng