Covid19 nâng tầm trải nghiệm mua sắm lên một mức độ mới, đó là cách nhà bán lẻ và nhãn hàng sẽ đứng vững và phát triển kinh doanh
Thương mại điện tử và mua sắm đa kênh không sinh ra từ đại dịch, nhưng sự xuất hiện của COVID-19 đã thúc đẩy những xu hướng mua sắm này trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nếu không xảy ra đại dịch, phải nhiều thập kỷ nữa thì xu hướng này mới phát triển mạnh mẽ.
Trong cái nguy lúc nào cũng có cơ, nếu người kinh doanh biết vận dụng sáng tạo và có sự chuẩn bị
Mua sắm trong thời điểm bùng phát dịch bệnh không được hình thành từ nhu cầu mua sắm tiện lợi hay bất kỳ thôi thúc nào khách hàng, chủ yếu từ những nhu cầu rất thiết yếu của tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.
Giờ đây, ngay cả khi người tiêu dùng trở lại sinh hoạt như trước đại dịch, thì các nhà bán lẻ vẫn cần tiếp tục tập trung vào sự tiện lợi, dù người tiêu dùng có thể lựa chọn mua sắm tại nhà hay ra khỏi nhà mua sắm.
Thương mại trực tuyến là cái phao cứu nhiều doanh nghiệp trong dịch Covid
Cuộc sống hàng ngày của tất cả chúng ta, người tiêu dùng, rất bận rộn trước khi dịch COVID-19 xuất hiện. Các thương hiệu và nhà bán lẻ đã tích cực hướng tới phát triển các kênh mua sắm online, thương mại điện tử và mua sắm đa kênh với trải nghiệm như ngoài đời thật. Giờ đây, sau nhiều tháng giãn cách xã hội, người tiêu dùng bị phụ thuộc vào trải nghiệm online và đa kênh, khiến nhãn hàng và nhà bán lẻ phải hoạch định ra những tiêu chuẩn cơ bản cho sự tiện lợi khi mua sắm trực tuyến và mua sắm đa kênh, đang cao hơn bao giờ hết, và đó cũng là kỳ vọng của người tiêu dùng từ các nhà bán lẻ và nhãn hàng.
Điều này không có nghĩa là tất cả giao thương, thương mại sẽ chỉ xảy ra trực tuyến. Nhà bán lẻ vẫn gặp gỡ trực tiếp người tiêu dùng của mình ở đâu đó, như gần nơi họ ở, gần nơi họ làm và sau đó nhà bán lẻ cung cấp những trải nghiệm mang lại sự thuận tiện cho người mua sắm tuỳ vào những lựa chọn tối ưu. Điều này sẽ đòi hỏi nhà bán lẻ có sự kết hợp thực sự giữa các chiến lược và kế hoạch bán hàng online và offline thay vì chỉ dựa vào một kênh duy nhất.
Chọn món hàng mình muốn mua, nhấp chuột và thanh toán là xu hướng chủ đạo trong toàn ngành bán lẻ hiện tại và tương lai. Mặc dù, đây là cứu cánh cho nhà bán lẻ trong thời đại dịch Covid19, khi cả nhà bán hàng và khách hàng không có lựa chọn mua sắm nào khác. Tuy nhiên, với tính tiện lợi, quen thuộc của cách mua sắm trực tuyến này và kết hợp thêm lựa chọn mua sắm tại cửa hàng khi không còn bị giãn cách xã hội, đó sẽ là trải nghiệm mua sắm phổ biến trong thời gian sắp tới.
Kinh doanh bán lẻ đa kênh, kết hợp trải nghiệm offline và online, mang trải nghiệm mới cho khách hàng
Chắc chắn, xu hướng bán hàng và mua sắm này sẽ tiếp tục, ngay cả khi hoạt động mua sắm tại cửa hàng quay trở lại. Luôn nhanh nhẹn, linh hoạt và tập trung vào người tiêu dùng sẽ là yếu tố quan trọng đối với các nhà bán lẻ hiện nay khi các tiêu chuẩn mới về sự tiện lợi đã tồn tại.
Đối với đa số nhà bán lẻ, bây giờ là lúc để tái lập lại phương thức tương tác với người tiêu dùng. Cũng đã có các nhà bán lẻ thiết yếu đã có những cam kết tương tác thường xuyên, liên tục với người tiêu dùng trong năm qua, nhưng vẫn cần phải giới thiệu lại mình với công chúng rộng rãi hơn, đặc biệt nếu doanh nghiệp bán lẻ đã thu hẹp chi tiêu hoạt động tiếp thị và quảng cáo của mình từ năm ngoái.
Vì vậy, khi sự lạc quan của người tiêu dùng và chi tiêu quay trở lại, các nhà bán lẻ nên tập trung vào các nỗ lực tiếp thị nhằm xây dựng thương hiệu của họ và tăng cường nhận diện. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà bán lẻ đang suy nghĩ về kế hoạch không làm gì, siết chặt chi tiêu của họ, nhất là không thật sự suy nghĩ về chiến lược bán hàng đa kênh. Doanh nghiệp bán lẻ nên hướng đến phương pháp và chiến lược tiếp thị và bán hàng toàn diện, đừng ngồi chờ đợi hết dịch.
Sự thuận tiện của khách hàng là chiến lược luôn đúng cho nhà bán lẻ
Quan trọng là, đã đến lúc các nhà bán lẻ phải xoay trục. Để tính chuyện tồn tại lâu dài, việc đóng cửa cửa hàng là một cách cầm cự. Nhiều nhà bán lẻ đã chuyển sang chiến lược tìm nguồn cung sản phẩm khác để duy trì thu nhập. Tính đến nay, khi nguồn vắc-xin tăng lên và cuộc sống trước đại dịch sẽ trở lại với bình thường mới, các nhà bán lẻ cần các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu để đưa thương hiệu của họ trở lại sự chú ý của người tiêu dùng. Chúng tôi biết rằng tăng trưởng dài hạn đòi hỏi sự cân bằng giữa các chiến lược tiếp thị ngắn hạn và dài hạn, nhưng các nhà bán lẻ đã rút lại hoạt động tiếp thị từ lúc bị ảnh hưởng nặng bởi dịch covid. Nhưng giờ đây, với chiến lược bán hàng thương mại điện tử và trải nghiệm mua sắm đa kênh, đây là cơ sở để phát triển lại hoạt động kinh doanh chính của nhà bán lẻ mà không bị ảnh hưởng nặng nề dù bất kỳ tình trạng giãn cách xã hội nào có thể xảy ra.
TÌM HIỂU MỞ CỬA HÀNG BÁN LẺ TUPPERWARE, CƠ HỘI KINH DOANH SAU DỊCH COVID
TOP CÁC KHOÁ HỌC HAY VỀ KINH DOANH TẠI UNICA.VN, HỮU ÍCH CHO KINH DOANH KHỞI NGHIỆP
Xem thêm