Có nên khởi nghiệp kinh doanh sau dịch không?
Ở thời điểm cuối tháng 8/2021 này, chúng ta thử vào Google và gõ cụm từ “tình hình doanh nghiệp trong năm 2021”. Thì hầu hết kết quả tìm kiếm đều nói về sự tiêu cực, phá sản, thua lỗ của hầu hết các doanh nghiệp.
... Tuy nhiên, vẫn có một số lượng nhất định doanh nghiệp mới, đăng ký kinh doanh và điểm khá thú vị là
“…những lĩnh vực có số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh lớn nhất cũng là những ngành nghề có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất.”
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong đại dịch
Ở thời điểm cuối tháng 8/2021 này, chúng ta thử vào Google và gõ cụm từ “tình hình doanh nghiệp trong năm 2021”. Thì hầu hết kết quả tìm kiếm đều nói về sự tiêu cực, phá sản, thua lỗ của hầu hết các doanh nghiệp.
Thử lướt qua bài viết của Bộ Công thương, “Thấy gì từ 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường”.
"Bức tranh về tình hình doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021 cũng phản ánh rõ nét các tác động của dịch bệnh Covid-19 tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, với đầy đủ các sắc thái khác nhau, có cả tích cực và tiêu cực.
…
Không thể phủ nhận dịch bệnh kéo dài đã bào mòn sức lực của rất nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm, quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, liên tiếp chịu tác động từ những đợt bùng phát dịch thời gian qua.
…
Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định rút lui của doanh nghiệp, do Covid-19, do đầu ra đứt gãy, do chi phí hoạt động tăng quá cao, hay có thể do thay đổi ngành nghề, chiến lược kinh doanh... Cho dù là nguyên nhân nào thì đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội.
…
Trên thực tế, xâu chuỗi số liệu của 6 tháng qua, có thể nhận thấy, những lĩnh vực có số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh lớn nhất cũng là những ngành nghề có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất. Điều này cũng phản ánh sự thanh lọc mạnh mẽ đang diễn ra trong các lĩnh vực trên. Những doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại bỏ, qua đó giúp tái cơ cấu nền kinh tế, làm trong sạch môi trường kinh doanh và là cơ sở thúc đẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững hơn."
Toàn bộ bài viết, tham khảo tại https://moit.gov.vn/tin-tuc/bo-cong-thuong-voi-doanh-nghiep/thay-gi-tu-70.209-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-thi-truong.html
Bài viết này khá ngắn gọn nhưng cho chúng ta thấy được một bức tranh tổng quát về tình hình kinh doanh sau những đợt dịch
Rất nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản, mà chủ yếu từ tác động của dịch Covid19. Nguyên nhân có thể thấy là
- Doanh nghiệp còn non yếu
- Tập trung ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ
- Đầu ra đứt gãy
- Chi phí hoạt động quá cao
- Có sự thay đổi ngành nghề
- Chiến lược kinh doanh
Tuy nhiên, vẫn có một số lượng nhất định doanh nghiệp mới, đăng ký kinh doanh và điểm khá thú vị là
“…những lĩnh vực có số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh lớn nhất cũng là những ngành nghề có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất.”
Vậy thì, mặc dù tình hình khách quan khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động nhưng không có nghĩa là tất cả đều ngừng hoạt động, và trong cùng một lĩnh vực ngành nghề, trước đó nhiều doanh nghiệp phá sản nhưng cũng trong thời gian dịch Covid, những doanh nghiệp mới cùng ngành nghề gia nhập thị trường.
Điểm này rất thú vị đúng không ạ? Thế còn dự báo thị trường cho thời gian sắp tới như thế nào?
Dự báo của các chuyên gia về kinh doanh sau đại dịch sẽ như thế nào?
Trong sự kiện ra mắt Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số cùng chuỗi sự kiện DTM DAY ngày 29/7/2021 của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), Giám đốc Nielsen Việt Nam, Bà Đặng Thuý Hà cũng có một bài chia sẻ, một báo cáo rất đáng quan tâm dành cho nhà bán lẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nhỏ, siêu nhỏ.
“Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục bùng nổ vào năm 2021. Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước xây dựng chiến lược kinh doanh mới, tiếp cận kênh phân phối hiện đại, uy tín.”
Thông tin về sự kiện này, tham khảo đầy đủ tại đây https://vecom.vn/su-kien-su-kien-dtm-day-va-phat-dong-giai-thuong-best-solution-2021
Ở góc nhìn khách quan của Nieslen, một công ty nghiên cứu thị trường uy tín lâu năm, những nội dung được đề cập trong buổi chia sẻ, rất có giá trị cho việc định hướng của các nhà bán lẻ nhỏ và siêu nhỏ.
Thường thì các doanh nghiệp siêu nhỏ không đủ chi phí để tiếp cận những thông tin thị trường chuyên nghiệp, và đây là cơ hội quý giá để nắm bắt tình hình thị trường hiện tại, những dự báo cho những năm sắp tới
Nội dung xoay quanh các vấn đề
Tổng quan hành vi người tiêu dùng trong mùa Covid 2021
Kế hoạch chi tiêu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào?
- 81% cơ cấu lại chi tiêu trong năm 2021
Bao nhiêu % người tiêu dùng đã thay đổi cách mua sắm?
- Có đến 66% người tiêu dùng thay đổi cách mua sắm
Bao nhiêu % bị ảnh hưởng việc làm, tác động tiêu cực đến thu nhập?
- Số người tiêu dùng mới bị ảnh hưởng dịch covid tăng lên 46%
Tình hình tài chính của họ xấu đi như thế nào?
- 49% tình hình tài chính xấu đi
- 33% cho rằng thu nhập trong tương lai ít được bảo đảm
Dự báo phục hồi trong ngắn hạn, phân hoá người tiêu dùng
- Sự phục hồi kinh tế, trong ngắn hạn, trung hạn như thế nào? Ngành nào sẽ phục hồi tốt hoặc không bị tác động xấu bởi dịch Covid
- Thời điểm này còn quá sớm để bàn về sự phục hồi kinh tế, tuy nhiên qua biểu đồ bên dưới, cơ cấu tăng giảm tiêu dùng có hoán đổi
(Nielsen Vietnam)
Các nhóm sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu cá nhân và cần thiết sử dụng cho gia đình trong nhà, tăng trưởng rất mạnh
Qua đại dịch, thị trường đã phân hoá người tiêu dùng thành những nhóm tiêu dùng có hành vi như thế nào? Tỉ trọng như thế nào?
-
- Những hộ gia đình đã bị ảnh hưởng thu nhập trong 2020, và tiếp tục bị ảnh hưởng trong năm 2021 (17%)
- Những hộ gia đình mới bị ảnh hưởng thu nhập bởi dịch Covid, bắt đầu trải qua sự giảm sút thu nhập, ảnh hưởng đến tình hình tài chính và cần phải cẩn trọng trong chi tiêu (46%)
- Những hộ gia đình ít bị ảnh hưởng về thu nhập, song vẫn phải lưu ý đến việc chi tiêu (27%)
- Những hộ gia đình không bị ảnh hưởng, thu nhập và tài chính thậm chí ổn định và cải thiện và không lo lắng cho tương lai (9%)
Câu hỏi quan trọng đặt ra cho cả 4 nhóm này, họ có ngừng mua sắm không
- Tỉ lệ ngừng mua sắm theo trình tự
- Nhóm 1: 5%
- Nhóm 2: 9%
- Nhóm 3: 5%
- Nhóm 4: 3%
- Tổng: 22% cho rằng ngừng mua sắm. Vậy thì với thị trường 100 triệu dân, còn hơn 70 triệu dân vẫn chi tiêu, là một thị trường rất lớn
- Và có một câu hỏi đặt ra rất thú vị, họ có thay đổi nơi mua sắm không?
- Nhóm 1: 10%
- Nhóm 2: 21%
- Nhóm 3: 19%
- Nhóm 4: 8%
- Tổng: 58% trong số vẫn tiếp tục mua sắm, họ sẽ thay đổi nơi mua sắm!
Đây là một kết quả rất thú vị. Là doanh nghiệp bán lẻ, chúng ta sẽ đặt ngay câu hỏi
- Tại sao có đến hơn ½ thị trường muốn thay đổi nơi mua sắm?
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phải thay đổi thế nào
- Nắm bắt tình hình kinh tế, hiểu được hành vi của từng nhóm tiêu dùng, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong ngành bán lẻ sẽ ứng phó ra sao?
Cũng theo chia sẻ của Nielsen Việt Nam, và chia sẻ này chính là câu trả lời cho việc tại sao người tiêu dùng không còn trung thành nơi mua sắm trước khi dịch covid xảy ra
(Nielsen VN)
Câu trả lời là doanh nghiệp bán lẻ nào giúp người tiêu dùng mua sắm thuận tiện, hợp với tình hình dịch thì họ bắt đầu ủng hộ, tiếp tục ủng hộ.
Với ảnh hưởng quá lớn đến sự an toàn, lối sống, sinh hoạt từ Covid, sau đại dịch người tiêu dùng vẫn sẽ còn chọn cách mua sắm thuận tiện. Họ sẽ nhớ đến những doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn mua sắm cho khách hàng hơn là chỉ bán hàng tại cửa hàng, hoặc là chỉ bán hàng trực tuyến.
- Doanh nghiệp bán lẻ phát triển kênh bán hàng như thế nào ngay trong đại dịch, sau dịch như thế nào?
Doanh nghiệp có cách tiếp cận bán hàng, chăm sóc khách hàng linh hoạt từ cửa hàng đến các công cụ giao tiếp, mua hàng trực tuyến sẽ là những doanh nghiệp bền vững cho dù trong điều kiện bình thường mới hay những lúc bị bùng dịch. (Cách thức bán hàng đa kênh).
Vậy thì, với những doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp bán lẻ nhỏ, siêu nhỏ, làm sao để có thể phát triển bán hàng đa kênh khi vốn là vấn đề lớn, kiến thức và kinh nghiệm triển khai, …
- Những yếu tố nào, nguồn lực nào, công cụ nào, … doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cần tập trung, ưu tiên để nhanh chóng chuyển mình để phù hợp với hành vi tiêu dùng mới
Cách mua sắm mà khách hàng sẽ thoải mái nhất là,
-
- Nhà bán hàng có cửa hàng, khi khách hàng muốn đến trải nghiệm sản phẩm, chạm sản phẩm, thử sản phẩm trước khi mua (nhất là sản phẩm có giá bán cao), họ có thể đến.
- Khách hàng cũng có nhiều khi muốn đến cửa hàng vì muốn tìm kiếm sự tin tưởng, xác nhận dịch vụ bảo hành,…
- Sau đó, có thể khách hàng không cần đến cửa hàng nữa mà chỉ cần chọn một trong những cách sau, hoặc nhiều cách sau để liên hệ mua hàng, yêu cầu hỗ trợ, liên hệ bảo hành, hướng dẫn sử dụng
- Fanpage Facebook
- Zalo/ Viber/ SMS/ Email
- Sàn thương mại điện tử
- Website
- Youtube
- Instagram/ Tiktok
Chưa kể, thế hệ Z là thế hệ 4.0, họ đang là nhóm khách hàng tiêu dùng lớn thứ 2 và chỉ trong vài năm tới, họ là nhóm khách hàng chính của tất cả các sản phẩm. Thế thì hành vi của họ như thế nào nếu họ muốn mua một sản phẩm
Quy trình mua sắm của thế hệ Z
-
- Tự có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ hoặc bị thu hút do nhãn hàng này đã có những gợi ý trên Facebook, Instagram, Tiktok
- Có thể họ mua ngay tại đó nhưng cũng có thể họ muốn tìm hiểu rõ hơn, bằng cách tìm kiếm trên internet qua smartphone/ laptop
- Search Google/ Facebook/ Sàn thương mại điện tử
- Xem video chia sẻ, review, hướng dẫn trên Youtube/ Facebook
- Tham khảo review của KOLs, …
- Tìm hiểu kỹ hơn trên website
- Gọi hotline để lấy thêm thông tin, hỏi thêm thông tin, …
- Có thể đến cửa hàng kiểm tra lại, hoặc cũng có thể quyết định mua luôn,…
Chúng ta có thấy hành vi này rất quen không?
Với tình hình thực tế và những phân tích từ chuyên môn, chúng ta có thể thấy rằng, trong khó khăn, luôn có sự tồn tại của nguy và cơ. Nếu chúng ta có sự nghiên cứu, phân tích và cố gắng, nỗ lực thì hoàn toàn có thể chủ động chuyển nguy thành cơ và phát triển.
Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động kinh doanh có sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu, đây là may mắn. Vì doanh số của công ty được phát triển từ nhu cầu tăng đột biến, rất may mắn cho những doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong ngành nghề như vậy.
Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề mà hoàn toàn không cần thiết trong những lúc dịch Covid như thế này? Có những doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hay đã phá sản, nhưng cũng không ít doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt nhu cầu sản phẩm dịch vụ trong mùa dịch và họ vẫn duy trì và thậm chí phát triển mạnh hơn ngay lúc gặp nguy
Với những người đi làm thuê cho những doanh nghiệp lớn, nguy cơ trước mắt thật sự không nhiều, vì doanh nghiệp vẫn trả lương khi làm việc tại nhà, hoặc trả lương thấp hơn nhưng vẫn có thu nhập.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn này vẫn chịu ảnh hưởng chung, và có thể trong ngắn hạn, trung hạn, họ sẽ thay đổi cơ cấu, giảm nhân sự, giảm chi phí.. Gián tiếp người làm thuê vẫn gặp những rủi ro.
Vậy thì ai sẽ ít gặp rủi ro hơn trong đại dịch Covid này?
- Nắm bắt được tình hình vĩ mô, để tìm ra định hướng cho cá nhân, cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của mình
- Hiểu rõ và sẵn sàng thay đổi để phù hợp với tình hình mới và hành vi tiêu dùng mới
- Là cá nhân, có thể tìm kiếm và gia nhập những doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ phù hợp với bình thường mới
- Hoặc cũng nghĩ đến là bắt tay vào việc khởi nghiệp kinh doanh, bên cạnh công việc chính, sẽ đa dạng nguồn thu nhập
- Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nếu may mắn đang hoạt động trong lĩnh vực sản phẩm dịch vụ thiết yếu, nên tìm kiếm và áp dụng những công cụ, chiến lược bán hàng, quản lý nhân viên, phù hợp với bình thường mới,…
- Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, không may đang kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ bị ảnh hưởng nặng, có thể xem xét khả năng phù hợp của doanh nghiệp mình vào những sản phẩm dịch vụ có nhu cầu cao trong bình thường mới. Tận dụng nguồn lực nhân sự, cơ sở vật chất, nhanh chóng triển khai kế hoạch kinh doanh mới,…
Nếu chúng ta tìm ra được những sản phẩm dịch vụ có nhu cầu thiết yếu cho cá nhân, gia đình và phát triển doanh nghiệp theo hướng bán hàng đa kênh thì sẽ bền vững.
Đặc biệt, tại Việt Nam, không nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ áp dụng kinh doanh đa kênh hiệu quả. Khi chúng ta là người tiên phong, sự cạnh tranh thấp hơn và sẽ gặt hái thành quả nhiều hơn.
Vậy doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ… Có nên khởi nghiệp kinh doanh sau dịch không? Kinh doanh gì sau dịch covid sẽ ít rủi ro. Những khó khăn và thuận lợi gì phía trước?
- Tinh thần luôn học hỏi của người dẫn dắt và áp dụng sớm kiến thức, công cụ mới vào doanh nghiệp
- Có tư duy linh động trong tiếp cập và chăm sóc khách hàng
- Tối ưu vận hành doanh nghiệp để không phá sản trong những đợt giãn cách
TÌM HIỂU MỞ CỬA HÀNG BÁN LẺ TUPPERWARE, CƠ HỘI KINH DOANH SAU DỊCH COVID
TOP CÁC KHOÁ HỌC HAY VỀ KINH DOANH TẠI UNICA.VN, HỮU ÍCH CHO KINH DOANH KHỞI NGHIỆP
Xem thêm