Bật mí 3 mô hình khởi nghiệp thành công
Tham khảo để hành động rõ ràng và mục tiêu chung được đặt ra cụ thể để mọi người cùng hướng đến, góp phần đem lại hiệu quả cao cho đơn vị khởi nghiệp.
Lập mô hình khởi nghiệp là một trong những bước cần thiết đối với những người có dự định tham gia khởi nghiệp, vai trò của việc lập mô hình khởi nghiệp là vô cùng quan trọng để định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian đầu mời khởi nghiệp. Vậy làm sao để có được mô hình khởi nghiệp thành công? Bài viết hôm nay sẽ lý giải những thông tin về mô hình khởi nghiệp và bật mí cho bạn 3 mô hình khởi nghiệp thành công, hãy cùng tham khảo nhé!
Mô hình khởi nghiệp là gì?
Mô hình khởi nghiệp hay còn được hiểu là mô hình kinh doanh của doanh nghiệp thời gian đầu, mô hình kinh doanh là hệ thống những kế hoạch của công ty để hoạt động kiếm ra tiền, dựa vào mô hình kinh doanh, chủ doanh nghiệp sẽ có những hướng hoạt động hiệu quả với mục tiêu cụ thể để tất cả mọi người trong công ty đồng lòng hướng tới.
Có nhiều người đã tóm gọn lại khi nói về mô hình khởi nghiệp, họ nói đó chính là bản kế hoạch để tăng doanh thu và lợi nhuận. Đúng vậy, để có được mô hình khởi nghiệp thành công, cần lập ra chi tiết những kế hoạch để hành động và mục tiêu chung để mọi người cùng hướng đến, góp phần đem lại hiệu quả cao cho đơn vị khởi nghiệp.
Mô hình khởi nghiệp là gì?
Làm sao để khởi nghiệp thành công?
Khởi nghiệp trong những năm trở lại đây đang là xu hướng mà nhiều người hướng đến, để khởi nghiệp thành công, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn ý tưởng an toàn hay mới lạ: ban đầu, với mong muốn thực hiện được mô hình khởi nghiệp thành công, cần xác định được ý tưởng khởi nghiệp là tiếp nối những ý tưởng đã được phát hiện, hoặc bạn có thể lựa chọn một hướng khởi nghiệp khác nhưng mạo hiểm hơn, đó là thực hiện những ý tưởng mới mẻ, đột phá.
Lựa chọn ý tưởng
- Đưa ra kế hoạch cụ thể và chặt chẽ: dù ý tưởng có hay đến đâu mà không có kế hoạch cụ thể thì cũng khó mà thành công được. Lên kế hoạch chính là một trong những bước quan trọng để có được mô hình khởi nghiệp thành công.
- Đầu tư cho nhân lực: đội ngũ nhân lực có trách nhiệm và có kinh nghiệm sẽ giúp công ty vượt qua khó khăn và đồng thời giúp phát triển mô hình kinh doanh trong tương lai.
- Vốn ổn định và đảm bảo: có không ít người khởi nghiệp phải bỏ dở dự định của mình vì không có khả năng tài chính để duy trì, vì vậy, cần có nguồn vốn ổn định từ bản thân hoặc qua các kênh gọi vốn khác nhau để đảm bảo dự án của mình được thực hiện trơn chu.
Bật mí 3 mô hình khởi nghiệp thành công
Mô hình Kim tự tháp
Mô hình khởi nghiệp thành công đầu tiên chính là mô hình Kim tự tháp với tên tiếng anh là The Pyramid. Với mô hình này, phần lớn doanh thu sẽ đến từ thành viên liên kết. Với mô hình Kim tự tháp, công ty chỉ cần bỏ vốn ít nhưng thu lãi khá cao bởi chỉ chần chia phần trăm hoa hồng cho mỗi sản phẩm được bán.
Nhược điểm của mô hình này chính là cần có quy tắc rõ ràng và thực hiện nghiêm túc để tránh trường hợp bị biến tướng thành đa cấp - cách gọi mô hình kinh doanh không được lành mạnh và bị biến tướng khi về Việt Nam.
Mô hình kim tự tháp
Mô hình chia sẻ quyền sở hữu
Mô hình chia sẻ quyền sở hữu hay còn được gọi bằng tên tiếng Anh là Access Over Ownership, đây là mô hình kinh doanh dưới dạng cho thuê sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian ngắn.
Đây là mô hình khởi nghiệp thành công nhờ đánh vào tâm lý của những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm trong thời gian ngắn hoặc những người thích thay đổi món đồ cần dùng hàng này.
Có thể lấy ví dụ cho mô hình này ở trường hợp cho thuê xe ô tô hoặc xe máy theo giờ, thuê chỗ đậu xe hay thuê bất cứ món hàng hoặc dịch vụ nào.
Mô hình chia sẻ quyền sở hữu
Mô hình nhượng quyền kinh doanh hiện đại
Bằng mô hình kinh doanh nhượng quyền, nhà khởi nghiệp sẽ đưa những ý tưởng kinh doanh thành hệ thống mà có thể bán được cho các đơn vị muốn hoạt động theo mô hình nhường quyền. Người thực hiện mô hình này sẽ tiến hành tìm kiếm những doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh tương tự với nhau và cùng họ tìm kiếm các địa điểm đặt cửa hàng hợp lý.
Mô hình nhượng quyền kinh doanh hiện đại
Bằng mô hình này, McDonald’s đã triển khai thực hiện với trên 100 nước, trong 10 năm qua, đơn vị này có mức tăng trưởng đạt 4%/năm. Có thể coi đây cũng là một mô hình khởi nghiệp thành công cần được tham khảo.
Có thể thấy, để mô hình khởi nghiệp thành công cần có sự sự cân nhắc và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Hy vọng chia sẻ về 3 mô hình khởi nghiệp trong bài viết sẽ là nguồn tư liệu để bạn tham khảo cho dự án của mình. Để khởi nghiệp thành công, bạn phải vượt qua nhiều thử thách khác nhau, điều quan trọng là bạn đừng nản lòng mà hãy kiên trì hướng tới mục đích của bản thân đã đặt ra từ đầu, chúc bạn khởi nghiệp thành công nhé!
Xem thêm bài viết khác: Bật mí 5 mặt hàng kinh doanh hot nhất hiện nay
TÌM HIỂU MỞ CỬA HÀNG BÁN LẺ TUPPERWARE, CƠ HỘI KINH DOANH SAU DỊCH COVID
TOP CÁC KHOÁ HỌC HAY VỀ KINH DOANH TẠI UNICA.VN, HỮU ÍCH CHO KINH DOANH KHỞI NGHIỆP
Xem thêm