Những việc nên làm để giảm rủi ro khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh thực tế
Từ một người làm thuê, tôi đã mạnh dạn nghỉ việc và bước chân vào kinh doanh. Nhiều bạn bè xung quanh cho rằng tôi có khiếu kinh doanh bẩm sinh. Cũng có nhiều anh chị có kinh nghiệm kinh doanh thực tế cho rằng tôi luôn gặp may mắn. Đó là góc nhìn của những người bạn, đồng nghiệp. Vậy thì bản thân tôi nghĩ gì và đã có chuẩn bị gì trước khi làm kinh doanh không?
Trước khi tôi bắt đầu thành lập công ty Premier Home và đến Tupperware Việt Nam để thương thảo mở cửa hàng bán lẻ Tupperware, tôi đã chuẩn bị những gì? Và tôi đã bắt đầu như thế nào để giảm rủi ro thất bại khi kinh doanh?
Tôi thường xuyên lắng nghe và theo dõi chia sẻ, những buổi phỏng vấn về điều hành kinh doanh, câu chuyện thành công của những vị chủ tịch, CEO trong và ngoài nước.
Lắng nghe là một phần quan trọng để thành công vì mọi ý tưởng đều bắt đầu bằng thông tin và thông tin đó đến từ việc lắng nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà bạn có thể trau dồi. Lắng nghe là chìa khóa để biết người khác muốn gì chứ không phải bạn muốn gì; nó là điều nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn.
Tại sao tôi dành thời gian để lắng nghe những người thành công? Những câu chuyện, kinh nghiệm của họ quá to tát so với công việc kinh doanh qui mô bé cỏn con của tôi không?
Những người thành công luôn tự tin và có thể lãnh đạo bản thân cũng như những người khác. Họ có tầm nhìn và sứ mệnh của riêng mình và luôn tìm cách đưa nó vào cuộc sống hàng ngày. Họ cũng biết mình không phải là ai và không lãng phí thời gian vào những thứ họ không giỏi hoặc họ không hài lòng.
Đó chính là học cách họ tư duy, học cách họ suy nghĩ và hãy bắt chước tư duy của họ vào công việc của mình.
Những chương trình hay video này xem ở đâu? Chỉ cần bật TV xem các chương trình phỏng vấn về kinh doanh, quản lý, thương mại. Nghe những câu chuyện mà những người thành đạt chia sẻ trên chương trình truyền hình. Còn ở thời đại 4.0 thì chỉ cần có chiếc điện thoại thông minh, chúng ta có thể lên YouTube xem những video chia sẻ về những lĩnh vực và chủ đề mình muốn học hỏi.
Thái độ khi theo dõi là mình luôn nên mở lòng. Có nhiều điều người khác nói mình sẽ không thích nhưng không có nghĩa là không có ích. Hoặc cũng có thể ở thời điểm mình nghe họ chia sẻ, chúng ta chưa đủ hiểu biết để hiểu hết. Nhưng một khi trong tương lai, chúng ta gặp sự việc tương tự, chúng ta có thể kết nối những chia sẻ và có thể liên tưởng đến giải quyết vấn đề của mình gặp phải như đã có kinh nghiệm.
Kiên nhẫn xem, nghe hết từ đầu đến cuối. Thông thường, một buổi nói chuyện hay video có thể 30 phút đến 60 phút, hết 99% nội dung không liên quan gì đến mình nhưng chỉ cần 1% nội dung có thể giúp mình có ý tưởng, hay nhận thức được một vấn đề, thì đã mang lại lợi ích cho mình rất nhiều.
Tôi tham dự khoá học kinh doanh, hội thảo phát triển bản thân. Tôi chỉ quan tâm đến những người đã thành công trong lĩnh vực họ làm, chia sẻ và huấn luyện. Bằng cách tham dự các hội thảo phát triển bản thân, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy mục tiêu của mình, con đường sống mới mà bạn nên đi và bạn có nhiều khả năng xác định sứ mệnh của mình hơn. ... Đó là một dịp hoàn hảo để bắt đầu hình thành những thói quen hàng ngày tích cực trong cuộc sống của chúng ta, điều này sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình.
Có nhiều người bạn của tôi khá thành công trong công việc của mình và ít khi họ “hạ mình” tham gia. Tuy nhiên, dù mình có giỏi đến đâu thì không thể giỏi hết tất cả mọi thứ trên đời này. Chắc chắn mình sẽ học được ít nhiều từ những buổi đào tạo, hội thảo, hoặc hệ thống hoá những điều mình đã biết, nghe những kinh nghiệm thất bại để tránh, hay cũng là cơ hội để mở rộng mối quan hệ.
Theo tôi thì những khoá học đào tạo trực chiến rất quan trọng. Tôi đánh giá rất cao những khoá học, có thể chỉ 1 ngày, vài ngày nhưng được chia sẻ và hướng dẫn bởi những người đã làm việc đó, hay vẫn đang điều hành công việc và có những thành công nhất định trong lĩnh vực họ làm
Tôi luôn đọc sách, đọc tin tức. Đọc sách rất quan trọng vì sách giúp chúng ta phát triển suy nghĩ, mang lại cho chúng ta kiến thức và bài học vô tận trong khi vẫn giữ cho trí óc của chúng ta hoạt động. Sách có thể lưu giữ và lưu giữ tất cả các loại thông tin, câu chuyện, suy nghĩ và cảm xúc không giống bất cứ thứ gì khác trên thế giới này.
Theo tôi đọc sách là cách đầu tư chi phí thấp nhất nhưng mang lại lợi nhuận khổng lồ nếu chúng ta biết cách đọc sách và chọn lọc thông tin trong mỗi quyển sách đã đọc thành vốn liếng kiến thức khổng lồ, hữu ích cho cuộc sống và công việc của mình.
Còn theo dõi tin tức lại là cách cập nhật và hiểu được xã hội, cộng đồng xung quanh ta đang nghĩ gì, thảo luận gì, cần gì,… Đó là cách để tôi tìm kiếm những xu hướng mà xã hội, mọi người xung quanh tôi đang quan tâm. Từ những gợi ý, những thảo luận của xã hội, tôi lại đi tìm những quyển sách có liên quan.
Tôi cũng thích đặt câu hỏi với những anh chị đã thành đạt trong công việc của họ khi có cơ hội tiếp xúc. Điều này thì chắc ít ai không đồng tình với tôi. Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai cũng có nhiều cơ hội được tiếp xúc những người thành đạt.
Song, cơ hội của chúng ta sẽ cao hơn khi bản thân chúng ta có kiến thức, có cùng trình độ, tư duy, thông qua đọc sách, am hiểu về cuộc sống văn hoá, kinh tế, xã hội thì có cơ hội tiếp xúc và giữ mối quan hệ lâu dài với họ
Tôi thích quan sát và thích về nhà với những quãng đường khác nhau. Khi chúng ta quan sát xung quanh, ắt sẽ có ý tưởng để tự đặt câu hỏi về những điều mình thấy, nghe. Điều này sẽ làm cho tâm trí của bạn hoạt động thay vì thụ động. Và tự dưng chúng ta sẽ sáng tạo, năng động lên.
Những người tò mò luôn đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Tâm trí của người thích quan sát và tò mò luôn hoạt động. Vì tâm trí giống như một cơ bắp trở nên mạnh mẽ hơn thông qua việc tập thể dục liên tục, bài tập trí óc do sự tò mò sẽ làm cho tâm trí của bạn ngày càng mạnh mẽ hơn.
Công việc kinh doanh nó giống như bạn đang xây một ngôi nhà. Tuy nhiên ngôi nhà thì bạn có thể sò mó, công việc kinh doanh thực chất là mô hình. Nếu chúng ta có khả năng hỏi, trả lời và tự hình dung ra những mô hình, mô thức, chúng ta sẽ giỏi hơn những người khác trong công việc kinh doanh
Tôi luôn đặt mục tiêu mà tôi muốn, không quan tâm nhiều đến mục tiêu của người khác. Thường thì mọi người hay đặt mục tiêu 5 năm nữa, sẽ được như ông A hay bà B. Tôi thì không thật sự quan tâm mình sẽ giống ai, được như ai.
Vì mục tiêu của tôi phải nhắm đến sự cân bằng của 3 mục tiêu, một là sức khoẻ ổn định, hai là tinh thần lạc quan, và ba là vật chất đầy đủ. Dựa trên những mục tiêu lớn, từng thời điểm đặt những mục tiêu nhỏ, cụ thể để nhắm đến mục tiêu lớn hơn.
Đặt mục tiêu cụ thể sẽ giúp kích hoạt các hành vi mới, giúp định hướng sự tập trung của bạn và giúp bạn duy trì động lực đó trong cuộc sống. Các mục tiêu cũng giúp điều chỉnh sự tập trung của bạn và thúc đẩy cảm giác làm chủ bản thân. ... chính những mục tiêu sẽ cải thiện sức khỏe tinh thần và mức độ thành công cá nhân và nghề nghiệp của chúng ta. Vì khả năng đạt mục tiêu nhỏ sẽ cao hơn, và sau đó leo mục tiêu khó hơn. Còn đặt ra mục tiêu quá lớn thì không những khó đạt được mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khoẻ nếu thất bại.
Tôi tham khảo, lựa chọn và học hỏi tư duy, và tránh bắt chước y nguyên cách làm của người khác.
Từ tư duy đến triển khai ý tưởng sẽ có những khoảng cách khá xa. Tư duy suy nghĩ được ví như một khu rừng, còn ý tưởng thì xem như những cây hoa lá trong khu rừng đó. Một cách chủ quan, nếu chúng ta bắt chước ý tưởng, hay cách làm thì nói gì thì nói mình vẫn là người đi theo sau họ. chỉ là cái bóng. Và thành công sẽ đến không đáng kể với công sức mình bỏ ra. Chưa kể có thể người bắt chước ý tưởng, cách làm bị quy vào tội vi phạm bản quyền…
Ví dụ việc bắt chước tư duy, suy nghĩ vào công việc của mình trong đời thường, chúng ta đang kinh doanh trong ngành A, chúng ta có thể tìm hiểu, nghiên cứu cách làm của những người thành công trong ngành B, không cạnh tranh với nhau. Tìm ra những điểm, cách làm mà có thể áp dụng được trong công việc của chúng ta… hoặc có thể điều chỉnh nhỏ nhưng lợi ích mang lại có thể sẽ rất lơn nhưng công sức thời gian bỏ ra không đáng kể.
Tôi thích bắt đầu từ những việc nhỏ, và phác hoạ ra bức tranh lớn trong tương lai.
Tôi hiểu được tư duy này và thực hành hiệu quả vào công việc kinh doanh của tôi sau khi được tham gia một khoá huấn luyện phát triển bản thân của T. Harv Eker. Ông là một là một doanh nhân, diễn giả tài năng với lý thuyết của ông về sự giàu có và động lực. Ông là tác giả của cuốn sách Bí Mật Tư Duy Triệu Phú được tái bản nhiều lần tại Việt Nam. Khoá huấn luyện đó có tên gọi là Tư Duy Triệu Phú. Điều mà tôi tâm đắc là nắm và hiểu được những nguyên tắc quan trọng của T. Harv Eker để chạm đến những bước tiến cao hơn trong sự nghiệp bằng những bước khởi đầu rất nhỏ.
Hãy luôn học hỏi, đọc sách, theo tôi đó là sự đầu tư rẻ nhất nhưng mang lại những món lãi khổng lồ. Nếu bản thân bạn có kiến thức, bạn sẽ là thỏi nam châm hút mọi người xung quanh đến với bạn.
Trước khi bắt đầu làm một việc gì, hay bắt đầu kinh doanh, hay thậm chí đã có ý tưởng kinh doanh bán lẻ Tupperware. Hãy dành thời gian một chút, nghĩ một chủ đề gì mà mình thích truy cập vào những nhà bán sách chẳng hạn như FAHASA, Tiki. Một quyển sách chỉ vài chục ngàn đồng, hay nhiều lắm vài trăm ngàn đồng và đó là cách tôi giảm rủi ro trước khi bắt tay vào một việc mà mình chưa có kinh nghiệm
TÌM HIỂU MỞ CỬA HÀNG BÁN LẺ TUPPERWARE, CƠ HỘI KINH DOANH SAU DỊCH COVID
TOP CÁC KHOÁ HỌC HAY VỀ KINH DOANH TẠI UNICA.VN, HỮU ÍCH CHO KINH DOANH KHỞI NGHIỆP
Xem thêm